- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Thị trường Hoa Kỳ
- Danh bạ doanh nghiệp
- Hội chợ, triển lãm
- Giới thiệu Thương vụ
- Liên hệ
- Địa chỉ hữu ích
- Từ khóa tìm kiếm
Tìm hiểu về Công ước tạm quản hàng hóa (Công ước Istanbul)
11/14/2008 10:53:00 PMTrong quá trình thuận lợi hoá thương mại và tăng cường hiệu quả công tác quản lý Hải quan, nhiều quốc gia hiện đang tính đến khả năng trở thành bên tham gia Công ước Istanbul. Do vậy, thông tin về Công ước và những lợi ích mà Công ước mang lại cũng cần được các doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu.
Công ước Istanbul là kết quả cộng hưởng của nhiều Công ước về tạm quản hàng hoá và là ưu tiên tham gia của nhiều quốc gia hiện nay.
Công ước Istanbul được lập ngày 26/6/1990, có hiệu lực ngày 27/11/1993, là sự kết hợp của tất cả các Công ước về tạm quản hiện có. Mục đích của Công ước này là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế và hài hoà hoá các thủ tục tạm quản, góp phần đạt được các mục tiêu về kinh tế, nhân đạo, văn hoá, xã hội và du lịch. Việc chấp nhận Công ước và trở thành bên tham gia của Công ước chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cơ quan Hải quan nhờ các thủ tục đơn giản hơn và việc kiểm soát hoạt động tạm nhập cũng linh hoạt hơn.Trên thực tế có nhiều Công ước quy định về tạm quản, Công ước ATA đã được tổ chức Hải quan thế giới thông qua năm 1961 tuy nhiên Công ước này chỉ quy định tạm nhập 3 nhóm hàng trước đó được điều chỉnh bởi Công ước về tạm nhập thiết bị chuyên ngành (Bruc-xen 1961)và Công ước về tạm nhập hàng hoá trưng bày hoặc sử dụng tại triển lãm, hội chợ, hội nghị hoặc các sự kiện tương tự (Bruc-xen 1961)
Công ước ATA cho phép các bên tham gia sử dụng sổ ATA để tạm nhập hàng hoá được điều chỉnh bởi các Công ước khác, tuy nhiên đối với các bên không phải là bên tham gia của các Công ước đó, sẽ vẫn gặp một số khó khăn liên quan đến các nhóm hàng cần tạm nhập. Trên thực tế, kể từ khi Công ước Istanbul được thông qua, những khó khăn này đã được giải quyết, bởi Công ước ATA cùng các công ước khác và chứng từ sổ tạm quản đã được gộp lại trong Công ước Istanbul. Công ước Istanbul điều chỉnh các nhóm mặt hàng như: hàng trưng bày tại triển lãm, hội nghị, các sự kiện tương tự; trang thiết bị nghề nghiệp, công ten nơ hàng hoá có giá kê, mẫu hàng, hàng nhập khẩu khác có liên quan đến hoạt động thương mại; hàng nhập khẩu trong khuôn khổ hoạt động sản xuất; hàng nhập khẩu cho mục đích giáo dục, khoa học – văn hoá; hành lý cá nhân của du khách; hàng hoá nhập khẩu dùng cho hoạt động thể thao; vật tư quảng bá du lịch; hàng hoá nhập khẩu qua trao đổi tại biên giới; hàng nhập khẩu cho mục đích nhân đạo; phương tiện vận tải; động vật sống. Liên quan đến mối quan hệ giữa Công ước Istanbul và các Công ước khác, điều 27 Công ước Istanbul đã quy định sau khi một phụ lục của Công ước này có hiệu lực, phụ lục đó sẽ chấm dứt và thay thế cho các công ước hoặc các quy định của công ước có liên quan, mối quan hệ giữa các bên tham gia chấp nhận phụ lục đó cũng là mối quan hệ giữa các bên tham gia các công ước đó. Vì vậy, có thể kết luận rằng việc trở thành một bên tham gia Công ước Istanbul mà không bảo lưu thì cũng giống như trở thành một bên tham gia tất cả các Công ước quốc tế về tạm quản
SỔ ATASổ ATA là chứng từ hải quan quốc tế dùng để tạm xuất tạm nhập và quá cảnh hải quan thay cho các chứng từ hải quan trong nước. Sổ ATA bao gồm một bộ chứng từ với nhiều mầu sắc khác nhau: trang bìa và trang cuối màu xanh lá cây, màu vàng dùng cho xuất khẩu và tái nhập, màu trắng dùng cho nhập khẩu và tái xuất, màu xanh nước biển dùng cho quá cảnh. Danh mục hàng hoá được ghi ở mặt sau của trang bìa (danh mục chung của sổ) và ở đằng sau của mỗi biên lai (danh mục chung của biên lai) với các trang bổ sung cùng màu sắc và cũng có các cuống chứng từ dành cho cán bộ Hải quan. Các màu sắc khác nhau sẽ giúp dễ dàng nhận ra chứng từ cần dùng, bởi vì hoạt động xuất khẩu và tái nhập ở một nước xuất phát sẽ trở thành hoạt động nhập khẩu và tái xuất ở nước đích và ngược lại. Người giữ Sổ hoặc đại diện của mình sử dụng Sổ để khai báo hàng hoá với Hải quan, hai biên lai dùng cho xuất khẩu và tái nhập ở nước xuất phát và hai biên lai khác dùng cho nhập khẩu và tái xuất hoặc quá cảnh ở một nước đến, các cuống chứng từ để Hải quan xác nhận sẽ được giữ trong Sổ. Sau khi sử dụng, sổ ATA với các cuống chứng từ đã được xác nhận sẽ được trả lại cho tổ chức cấp phát và bảo lãnh.
Mục đích ban đầu của chứng từ sổ ATA là để tạo thuận lợi cho hoạt động tạm nhập và vì sự linh hoạt của Sổ nên nó cũng được dùng để làm chứng từ quá cảnh hải quan. Liên quan đến hoạt động quá cảnh hải quan, chuẩn mực 2 chương I phụ lục chuyên đề E của Công ước Kyoto sửa đổi (Công ước về đơn giản hoá và hài hoà hoá các thủ tục hải quan) yêu cầu Hải quan cho phép hàng hoá được vận chuyển theo chế độ quá cảnh hải quan trong lãnh thổ của họ.
Theo các yêu cầu đó việc áp dụng sổ ATA sẽ tạo điều kiện cho hoạt động quá cảnh hải quan như đã được quy định bởi Công ước Kyoto sửa đổi.
TỔ CHỨC CẤP PHÁT VÀ BẢO LÃNH
Một trong những điều kiện để thực hiện chế độ tạm quản ở nước thành viên là thiết lập tổ chức cấp phát và bảo lãnh quốc gia (NIGA). NIGA phải là một tổ chức được Hải quan chấp thuận và là thành thành viên của chuỗi bảo lãnh quốc tế do Hội đồng quốc tế các Phòng thương mại (IBCC) quản lý. Do vậy, tổ chức thích hợp để trở thành cơ quan cấp phát và/hoặc bảo lãnh sẽ là Phòng Thương mại quốc gia.
(Nguồn Tin: customs.gov.vn)