- Trang chủ
- Tin tức - Sự kiện
- Thị trường Hoa Kỳ
- Danh bạ doanh nghiệp
- Hội chợ, triển lãm
- Giới thiệu Thương vụ
- Liên hệ
- Địa chỉ hữu ích
- Từ khóa tìm kiếm
Doanh nghiệp Hoa Kỳ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với túi PE của Việt Nam
1/4/2009 12:01:00 PMNgày 31/3/2009, công ty luật King & Spalding LLP, đại diện cho bên nguyên gồm 2 công ty của Hoa Kỳ là Hilex Poly Co. LLC và Superbag Corporation, đã đệ đơn đồng thời đến Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) kiện chống bán phá giá (AD) đối với sản phẩm ‘túi PE đựng hàng bán lẻ’ nhập khẩu từ Việt Nam, Đài Loan và Indonesia, và kiện chống trợ cấp (CVD) đối với sản phẩm ‘túi PE đựng hàng bán lẻ’ nhập khẩu từ Việt Nam.
Sản phẩm bị kiện là các loại túi nylon có tay cầm, được làm từ chất dẻo PE và thường được phát miễn phí cho khách hàng để đựng đồ mua tại các cơ sở bán lẻ, có kiểu dáng, kích thước, độ dày mỏng, màu sắc, hoa văn phong phú, đa dạng. Theo hệ thống mã hài hòa (HTS) của Hoa Kỳ, các loại túi PE bị kiện có mã HTS 3923.21.0085. Bảng dưới đây thống kê nhập khẩu sản phẩm này của Hoa Kỳ, trong đó xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 79 triệu USD trong năm 2008:
Nhập khẩu Túi PE đựng hàng bán lẻ có tay cầm (HTS 3923.21.0085) của Hoa Kỳ
(triệu USD)
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.
Nhóm nguyên đơn nêu trên (với thành phần hơi khác một chút) vào tháng 6/2003 đã khởi kiện chống bán phá giá cùng mặt hàng túi PE đối với 3 nước Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia, dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá với mức thuế suất từ 0,20-77,33% đối với Trung Quốc, 0,91-101,74% đối với Malaysia và 0,62-122,88% đối với Thái Lan. Cũng nhóm này đã thể hiện quan điểm phản đối việc trao GSP cho Việt Nam khi Cơ quan Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) lấy ý kiến công chúng.
Đơn kiện lần này kiện chống bán phá giá đối với 3 nước còn lại trong top 6 nước xuất khẩu mặt hàng túi PE vào Hoa Kỳ: Việt Nam, Đài Loan và Indonesia. Trong 3 nước, chỉ có Việt Nam vẫn được coi là một nền kinh tế phi thị trường (NME) nên bên nguyên đề nghị dùng Ấn Độ làm nước thay thế (surrogate country) để tính toán ra biên độ phá giá bình quân của Việt Nam là 30,74%, biên độ tối đa là 75,13% (so với 73,94% và 100,33% của Đài Loan, 37,45% và 50,90% của Indonesia).
Trong số 3 nước bị kiện lần này, Việt Nam là nước duy nhất bị kiện chống trợ cấp. Đây là lần đầu tiên hàng xuất khẩu của Việt Nam bị kiện chống trợ cấp tại thị trường Hoa Kỳ.
(Nguồn Tin: Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ)
Các tin cũ hơn- Đoàn doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến thương mại tại thị trường Hoa Kỳ
- PHIÊN TƯ VẤN XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SẦU RIÊNG VIỆT NAM
- Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin muốn tìm kiếm đối tác tại Hoa Kỳ
- Hội thảo Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao và đổi mới công nghệ
- Tuần lễ giao thương ngành Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Việt Nam 2022
- DIỄN ĐÀN KẾT NỐI DOANH NHÂN KIỀU BÀO, THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ NGÀNH NÔNG NGHIỆP